CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ATL VIỆT NAM!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tời điện

kho điện máy việt nam 10/01/2023
cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-toi-dien

Máy tời điện là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, cơ khí,... Nó giúp cho việc nâng hạ hành hóa 1 cách nhanh chóng và dễ hàng hơn. Tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức của con người. Vậy cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tời điện như thế nào? Cùng Kho Điện Máy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tời điện

Cấu tạo chi tiết của máy tời điện

Mỗi 1 loại máy tời khác nhau sẽ có cấu tạo chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các loại máy tời điện đều có các bộ phận sau:

+ Động cơ điện  hay còn còn được gọi là mô tơ tời: Đây là bộ phận truyền lực để khởi động máy. Giúp máy bắt đầu vận hành.

+ Phanh hãm (phanh giảm tốc): Đây là bộ phận giúp lùi tốc độ  cho động cơ khi có sự cố xảy ra. Nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng.

+ Hộp giảm tốc: Đây là bộ phận giảm tốc độ nâng vật theo nhu cầu của người sử dụng.

+ Dây cáp kéo: Đây là bộ phận móc nối vật nâng, hạ, kéo vật thể nhờ sức căng.

+ Tang cuốn cáp: Được sử dụng để kéo cuốn dây cáp nối móc treo nối vật lên xuống. Nó sẽ biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến; để di chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác.

+ Móc cẩu: Dùng để treo vật thể cần nâng, hạ.

+ Điều khiển: Điều khiển sự vận hành của máy theo ý muốn của người dùng.

Xem thêm: Đặc điểm nổi bật của máy tời điện

Nguyên lý hoạt động của máy tời điện

Máy tời điện sẽ hoạt động theo cơ chế sau: Đầu tiên, mô tơ điện sẽ truyền động lực cho hộp giảm tốc. Tiếp đến, hộp giảm tốc sẽ giảm tốc độ quay vòng sau đó sẽ truyền lực tới tang cuốn cáp. Tang cuốn cáp sẽ quay và thực hiện hoạt động cuốn hoặc nhả dây cáp. Sau đó, móc cẩu sẽ móc vào vật thể cần được nâng hoặc hạ xuống và nâng hạ theo mong muốn.

Phân loại máy tời điện hiện có trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều máy tời điện khác nhau được phân loại theo các cách sau:

- Theo sức nâng hạ hàng hóa:

+ Ta có máy tời điện có trọng tải nâng nhỏ:  các vật có trọng lượng dưới 500 kg.

+ Máy tời điện có tải trọng nâng trung bình: Có sức nâng các vật từ 500kg đến 1 tấn.

Máy tời điện có tải trọng nâng lớn: Có sức nâng các vật trên 1 tấn và có thể lên tới 30 tấn.

- Theo điện áp sử dụng của máy tời

+ Máy tời 1 pha: Loại máy tời này sẽ sử dụng điện áp 1 pha là 220V.

+ Máy tời 3 pha: Loại máy tời sử dụng điện áp 3 pha là 380V.

+ Máy tời ắc quy: Sẽ sử dụng điện từ ắc quy là 12V hoặc 24V.

- Theo cách lắp đặt máy ta có:

+ Máy tời điện treo: Loại máy tời này có kích thước nhỏ gọn; dễ di chuyển. Máy tời điện treo cần lắp đặt trên khung dầm để làm việc.

+ Máy tời điện kéo: Loại máy tời này sẽ được lắp đặt cố định trên mặt đất hay trên bệ đỡ. Nó thường được sử dụng để kéo; nâng xe ô tô, tàu, cano,...

+ Máy tời điện đa năng: Được lắp đặt trên mặt đất hay treo trên khung dầm để làm việc.

Xem thêm: Top 3 thương hiệu máy hút bụi được ưa chuộng nhất hiện nay

Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy tời điện. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu và có thể mua được loại máy phù hợp với nhau cầu sử dụng nhất.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN
0973 393 888