-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Máy đầm dùi là gì? ứng dụng của máy đầm dùi
07/06/2022
Máy đầm dùi bê tông hay còn gọi là máy đầm dùi, đây là thiết bị dùng để đầm nén bê tông, làm cho khối bê tông được xếp chặt vào nhau để loại bỏ lực ma sát giữa chúng, điều này sẽ khiến bê tông có thể chịu được lực tốt hơn và tiết kiệm được xi măng hơn. Máy đầm dùi bê tông có kết cấu nhỏ gọn, tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển, mang đi mang lại được.
Máy đầm dùi là gì?
Máy đầm dùi bê tông hoạt động dựa trên phương thức đầm bên trong lòng kết cấu bê tông. Có nghĩa là người ta sẽ tìm cách đưa dây chấn động vào khối bê tông vừa đổ để làm chặt khối bê tông. Phương thức này thường được áp dụng để đầm cho các khối bê tông có kết cấu chiều sâu lớn như cột, tường..hoặc bê tông có kết cấu dạng khối.
Xem thêm: Lưu ý sử dụng máy chà sàn vệ sinh công nghệ
Máy đầm dùi bê tông có 2 loại:
Máy chạy bằng động cơ xăng: Ưu điểm của loại máy này là không phụ thuộc vào nguồn điện có thể dễ dàng sử dụng cho nhiều vị trí khác nhau chỉ cần dùng dây đầm đủ dài để làm việc này. Nhung kích thước máy chạy bằng xăng khá cồng kềnh, khó khăn trong việc di chuyển. Đây là lợi thế của loại máy này.
Máy chạy bằng động cơ điện: Đây là loại máy chạy phổ biến nhất hiện nay, việc sử dụng điện giúp thu gọn kích thước máy đáng kể, hiệu quả làm việc cao hơn và tiện lợi hơn.
Máy đầm dùi bê tông hoạt động dựa trên cơ chế truyền chuyển động từ động cơ qua trục mềm tới các trục lệch tâm hoặc trục lắc làm cho máy quay. Nhờ các khối lượng lệch tâm làm cho phần đầu của đầm bị rung với tần số lớn được sử dụng để đầm lèn bê tông.
Ứng dụng của máy đầm dùi
Ở mỗi lĩnh vực thi công khác nhau máy lại có ứng dụng khác nhau, cùng kho điện máy tìm hiểu về các ứng dụng của máy đầm dùi trong xây dựng.
- Quá trình đổ bê tông, cột đà, vách: Trong hoạt động đổ bê tông cho vách, cột cần sử dụng đúng cách để kết cấu bê tông đạt chất lượng tốt nhất. Lưu ý kỹ thuật đổ và sử dụng máy trong trường hợp này như sau: Đổ bê tông vào chân cột, chân vách 1 lớp cao 30 – 40cm rồi đầm kỹ sau đó đổ tiếp tục và đầm từng lớp dày từ 60 – 80 cm cho đến khi đạt độ cao mong muốn. Khi đầm lớp vừa đổ thì dây chày đầm dùi cắm vào lớp trước 20cm. Khi nào nước bê tông nổi đều trên tiết diện cột, vách thì ngừng đầm và đổ lớp tiếp theo, tránh đầm quá nhiều lần làm bê tông phân tầng ảnh hưởng đến cốp pha.
- Đổ bê tông dầm sàn: Đối với dầm sàn có chiều cao lớn phải đổ và đầm bê tông theo từng lớp, trên sàn phải được cào bê tông và đầm đều (cào đến đâu đầm đến đó). Trong trường hợp độ dày lớp bê tông dầm sàn lớn hơn 25 cm thì cần sử dụng máy đầm dùi còn nhỏ hơn 25cm, lúc này nhà thầu có thể sử dụng các loại máy như máy đầm bàn chạy xăng.
- Đổ bê tông cầu thang: Thi công cầu thang không thể thiếu với mọi công trình xây dựng nhà, chung cư lớn. Cầu thang cần đảm bảo chắc chắn an toàn, tuy nhiên, khi thi công dễ bị rỗ (không khí lẫn nhiều trong bê tông) khi đổ và đầm. Để tránh hiện tượng bê tông không đạt kết cấu hoàn hảo thì khi đầm bê tông cần kết hợp với cào, vuốt để hạn chế chảy bê tông. Với những bậc bê tông có độ dày lớn, ở vị trí góc cạnh khó tiếp cận thì cần dùng máy đầm dùi hỗ trợ.
Máy đầm dùi mang lại hiệu quả cao trong việc thi công xây dựng đặc biệt là đổ bê tông, để máy làm việc hiệu quả, người dùng cần ứng dụng đúng trong các trường hợp, đồng thời bảo quản máy thường xuyên.
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.