CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ATL VIỆT NAM!

Những điều cần biết khi chọn mua máy đập lúa

kho điện máy việt nam 26/06/2020
nhung-dieu-can-biet-khi-chon-mua-may-dap-lua

Có thể nói máy đập lúa ra đời như là bước ngoặt lớn trong ngành trồng lúa Việt Nam. Nhờ sự có mặt của thiết bị này, người dân không phải sử dụng quá nhiều sức lao động trong việc gặt lúa.

Vậy để chọn mua máy đập lúa cần có những lưu ý gì trong quá trình lựa chọn? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Hướng dẫn chọn mua máy đập lúa

Giá thành đối với một chiếc máy đập lúa mới không phải là một con số nhỏ. Vì vậy trước khi tìm hiểu mua, bạn cần cân nhắc thật kỹ về nhu cầu sử dụng của mình. Cũng như là dòng công suất của từng loại máy. Để từ đó có thể lựa chọn mua máy đập lúa ưng ý và phù hợp nhất.

1. Lựa chọn máy dựa vào công suất

Phụ thuộc vào công suất làm việc mà thị trường chia máy gặt đập ra làm hai loại chính:

  • Máy gặt đập liên hợp mini: Đây là dòng máy có công suất dưới 20 mã lực. Với công suất này máy có thể gặt tối đa 10 sào/giờ. (Đơn vị sào tính theo Bắc Bộ).
  • Máy gặt đập liên hợp công suất lớn: Đây là dòng máy sẽ có công suất từ 20 mã lực trở lên. Với công suất này máy có khả năng gặt từ 20 sào/giờ. Thậm chí trên thị trường có những loại máy với công suất trên 70 mã lực, hiệu suất làm việc đạt 40 đến 50 sào/giờ.

Thời gian trung bình để thu hoạch lúa sẽ rơi vào khoảng 1 tuần. Để lúa được thu ngoài đúng thời gian, người nông dân cần tính toán tổng diện tích của ruộng là bao nhiêu. Để từ đó lựa chọn loại máy gặt đập liên hợp với công suất phù hợp.

2. Lựa chọn máy có bộ truyền động phù hợp

Chất lượng đất đai ở mỗi vùng đều phụ thuộc vào khí hậu và điều kiện thời tiết. Bởi vậy khi chọn mua máy đập lúa việc xem xét máy có bộ truyền động phù hợp với điều kiện đồng ruộng là yếu tố khá quan trọng. Đây là điều mà người nông dân không nên bỏ qua.

Đa phần các dòng máy gặt đập liên hợp ở trên thị trường đều dùng bánh tăng để di chuyển. Điều này giúp máy sẽ di chuyển trên những địa hình khác nhau. Tuy nhiên tại các khu vực vùng chiêm trũng, lượng nước nhiều, đất bùn nhão thì việc di chuyển sẽ gặp khó khăn. Đối với dòng máy gặt có bánh tăng nhỏ, hẹp, gầm máy thấp sẽ không thể hoạt động được.

Vậy nên, nếu điều kiện đất của bạn thuộc vào những vùng trũng. Bạn phải lựa chọn loại máy gặp đập liên hợp với bánh xích lớn, gầm cao trên 300mm. Tại Việt Nam thì diện tích canh tác khá lớn. Tạo điều kiện thuận lợi để bạn sử dụng những dòng máy có công suất lớn. 

Nếu diện tích đất canh tác của bạn là dạng nền đất khô, diện tích các thửa ruộng manh mún thì máy gặt đập liên hợp mini có bánh tăng nhỏ và kết cấu linh hoạt là lựa chọn lý tưởng.

3. Lưu ý về hệ thống chuyển lúa, đập lúa và sàn lúa của máy

Nếu để ý bạn có thể thấy, đối với nhiều dòng máy đập lúa thì lượng lúa để lại trên máy sẽ khác nhau. Có loại lượng lúa trên rơm rất ít nhưng có loại lượng lúa trên rơm còn lại khá nhiều. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau này là bởi vì hệ thống đập và sàng lúa của máy không giống nhau.

Máy Đập Lúa Liên Hoàn 2000

Máy Đập Lúa Liên Hoàn 2000

Với các dòng máy có công suất lớn và đến từ những thương hiệu cao cấp. Sau khi đập lúa xong sẽ có hệ thống sàng 2 cấp. Sàng lần đầu và sàng đập lại phần rơm có nhiều lúa. Do vậy mà tỷ lệ lúa thu được cao nhất.

Trong khi đó, tại các dòng máy gặt đập liên hợp giá rẻ thường có tỷ lệ thất thoát lúa cao. Hơn nữa kết quả thu được lượng lúa bị gãy khúc cũng nhiều hơn. Để tạo ra sản lượng lúa với chất lương tốt,các vùng chuyên sản xuất lúa thường lựa chọn máy gặp đập liên hợp công suất cao và đến từ thương hiệu lớn. 

4. Những yếu có khác của máy cần lưu ý

  • Khi lựa chọn mua máy bạn cần lưu ý đến hệ thống buồng lái dành cho người điều khiển máy. Hệ thống này cần phải có mái che và chỗ ngồi thoải mái. Đồng thời loại máy đó có thể tùy chỉnh ghế sao cho phù hợp với từng vóc dáng người ngồi và không gây khó chịu.
  • Nên chọn máy gặp đập liên hợp có thiết kế khu vực dành cho người ngồi đóng bao lúa đã tuốt. Thay vì việc cứ đầy buồng lúa là phải lên bờ xả lúa. Điều đó khiến cho bạn khá tốn khá nhiều thời gian.
  • Lựa chọn thương hiệu phổ biến. Để nếu lỡ máy có vấn đề hỏng hóc về thiết bị bạn có thể dễ dàng tìm mua các chi tiết và phụ tùng để thay thế hư hỏng.

5. Chi phí giá cả của máy

Chí phí giá cả của máy là điều khá quan trọng khi chọn mua máy đập lúa. Thông thường, khi mua máy gặp đập liên hợp mini mới nguồn gốc Trung Quốc. Giá thành sẽ dao động từ 70 đến 150 triệu đồng. Còn các sản phẩm đến từ Nhật Bản, như sản phẩm đên từ thương hiệu Kubota với giá từ 200 triệu đồng trở lên. Thậm chí, những dòng máy có công suất cao giá thành sẽ dao động từ 500 đến 700 triệu đồng.

 Máy Tuốt Lúa 1200

 

Máy Tuốt Lúa 1200

Bởi chi phí đầu tư cho một chiếc máy gặt đập liên hợp khá lớn.Vì thế trước khi lựa chọn máy Nhật Bản hay Trung Quốc người nông phải cân nhắc thật kỹ. Các dòng máy giá rẻ từ Trung Quốc thường công suất hoạt động sẽ không được ổn định. Chỉ sau 2 đến 3 vụ thu hoạch máy đã có thể gặp nhiều trục trặc, năng suất giảm, tỉ lệ thất thoát lúa cao.

Trong khi đó, những dòng máy gặt đập liên hợp nội địa Nhật lại đảm bảo được hiệu suất làm việc cao hơn. Hạt lúa khi thành phẩm không bị nát, trang thiết bị tiện lợi cho người điều khiển và phù hợp với các điều kiện ruộng lúa khác nhau. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất của nó là giá thành giá cao. 

Nếu trong trường hợp bạn vẫn muốn chọn mua máy đập lúa của Nhật nhưng điều kiện kinh tế không cho phép. Bạn có thể lựa chọn phương án tìm mua máy đã qua sử dụng.

Xem thêm: Có nên đầu tư vào máy xới đất hay không?

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ALT VIỆT NAM

Trụ sở chính: Số 219 Đường Nguyễn Xiển - Phường Hạ  Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện Thoại : 0242 266 4333/ Fax: 024 3783 6284
Hotline: 0973.393.888 / 0984.087.833

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN
0973 393 888