-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Những điều cần biết về máy đầm bàn
09/12/2021
Bạn chưa từng sử dụng máy đầm bàn nhưng công trình của bạn lại đang có nhu cầu sử dụng máy? Vậy thì bài viết "Những điều cần biết về máy đầm bàn" chúng tôi chia sẻ dưới đây là dành riêng cho bạn. Hãy tham khảo ngay để hiểu rõ hơn về dòng máy chất lượng, rất đáng sở hữu này nhé
1. Công dụng của máy đầm bàn
Máy đầm bàn là dòng máy thi công nền móng, được dùng để đầm, nén, láng mịn bề mặt nền móng, bề mặt bê tông, nền đất...nhằm tạo ra nền móng chắc chắn, chịu lực tốt hơn và có tính thẩm mỹ hơn.
Máy đầm bàn thường được sử dụng trong các công trình cầu đường, rải nhựa đường, hay thi công các khối bê tông có diện tích mặt phẳng rộng như nền nhà, nền kho xưởng...với chiều sâu tác động của lực đầm lên tới 0,4m.
2. Phân loại máy đầm bàn
Thị trường máy đầm bàn hiện nay hoạt động rất sôi động, với rất nhiều mẫu mã, chủng loại và thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, máy đầm bàn thường được phân loại theo các tiêu chí sau:
- Phân loại theo động cơ có máy đầm bàn chạy điện và máy đầm bàn chạy xăng..
- Phân loại theo nguồn gốc gồm có máy đầm bàn Việt Nam, đầm bàn Trung Quốc, đầm bàn Nhật Bản...
- Phân loại theo thương hiệu gồm có máy đầm bàn Conmec, Tacom, Vifuco, Mikasa, Chiết Giang...
3. Cấu tạo của máy đầm bàn
Máy đầm bàn gồm các bộ phận chính: Động cơ, bàn đầm, bộ phận gây chấn. Ngoài ra còn có một số bộ phận khác như quai đầm và dây dẫn điện (đối với máy đầm bàn chạy điện)... tay cầm, bình xăng (đối với máy đầm bàn chạy xăng)...
Trong đó:
- Động cơ có thể là động cơ điện hoặc động cơ xăng.
- Mặt đầm bàn là 1 khối hình chữ nhật với diện tích từ 0.25-1m2 được làm bằng thép. Bên mép có hàn gờ hoặc được uốn cong lên, giữa măt bàn đầm có bộ phận gây chấn, hai quai đầm có buộc dây kéo và tay nắm.
- Bộ phận gây chấn bao gồm: trục động cơ, các cục lệch tâm và roto.
4. Ngyên lý hoạt đống của máy đầm bàn
Máy đầm bàn hoạt động dựa trên nguyên lý: động cơ máy đầm bàn hoạt động, làm quay trục hay khối lệch tâm gây chấn, truyền lực và làm rung bàn đầm, sau đó tác động trực tiếp xuống bề mặt tiếp xúc, phá tan ma sát giữa các hỗn liệu, giúp chúng được xếp chặt vào nhau, chắc chắn hơn, láng mịn hơn.
Ngoài ra, khi vận hành máy đầm bàn, bạn có thể điều khiển máy đầm tại 1 vị trí xong mới chuyển vị trí khác hoặc có thể đầm lướt trên bề mặt, tùy theo độ dày và cấu trúc của khối bê tông, nền móng đó.
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về máy đầm bàn mà khodienmay chia sẻ đến bạn để tham khảo. Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên, đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về dòng máy này và vận dụng vào thực tế để sử dụng máy một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.