CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ATL VIỆT NAM!

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc

kho điện máy việt nam 19/03/2020
cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-may-dam-coc

Máy đầm cóc là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Máy đầm cóc là gì?

Máy đầm cóc còn được gọi là máy đầm đất. máy đầm nền. Là thiết bị để thi công nền móng trên các công trình giao thông, xây dựng và dân dụng.

Nguyên lý làm việc cũng như cấu tạo của máy rất đơn giản. Chính vì vậy thiết bị này luôn nhận được sự yêu thích và là sự lựa chọn hàng đầu.

Nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy đầm cóc

Máy được hoạt động theo nguyên lý truyền động lực xoay của động cơ điện hoặc nhiên liệu đốt vào trong thành chuyển động. Từ đó nó tịnh tiến lên hoặc xuống nhờ vào cấu trúc của bánh răng cuốn.

Khi đó, nó sẽ truyền lực rung động đến mặt đế máy đầm thông qua một ống trụ có lực đàn hồi. Tuy thiết bị này chỉ có trong lượng và kích thước của thiết bị nhưng máy lại có được khả năng cung cấp các lực tác động rất mạnh mẽ. Chúng còn cho phép sử dụng đa năng ở những chức năng khác cùng khả năng cơ động. Chúng cũng hay được sử dụng trong các công việc làm ở khu vực hạn chế, đắp, rãnh.

Ngoài ra, máy đầm cóc cũng được coi như là một sự lựa chọn tuyệt vời cho công việc lèn nền đường. Đặc biệt là ở những nơi có hàm lượng nước thấp, những máy có công trình hạng nặng sẽ không thể làm việc được.

Đặc tính của máy đầm cóc

- Máy được thiết kế theo kết cấu gọn và nhỏ. Tuy nhiên công suất lại tương đối mạnh mẽ.

- Máy đảm nhiệm chức vụ làm chặt các lớp đất đá, cốt liệu bê tông. Giúp cho chúng có độ bền chặt mạnh và ổn định.

- Bởi lợi thế cấu tạo gọn nhỏ nên máy rất thích hợp cho các nơi có không gian nhỏ hẹp như là cột điện, mương thủy lợi, các đường ống nước…hoặc các nền móng khác.

Tuy nhiên trong quá trình vận hành máy đầm cóc sẽ không thể tránh khỏi những sự cố bất thường xảy ra bất ngờ. Những lỗi đó có thể là do người vận hành máy. Hoặc cũng có thể do các yếu tố từ bên  ngoài gây tác động đến tiên trình của thi công.

Những lỗi thường gặp khi vận hành máy dầm cóc

- Máy không nổ hoặc khó nổ. Để khắc phục trường  hợp này, bạn nên kiểm tra lại bộ chế hòa khi hoặc kiểm tra lại bugi.

- Phần chân đầm của máy nhảy kém khi vặn hết ga. Khi gặp tình trạng này, bạn nên tiến hành kiểm tra ngay lại má côn văng, lò xo hoặc dầu chân đầm.

- Khi vận hành, máy thường nổ ra khói nhiều. Các đối phó với tình trạng này là bạn nên kiểm tra lại xupap, xee măng, dầu bôi trơn động cơ hoặc nhớt gits. Làm như vậy là để  kiểm tra xem những yếu tố đó có vượt quá mức cho phép hay không.

- Phần chân đầm nhảy liên tục, không ngừng khi giật. Nguyên nhân của hiện tượng này là do dây lò xo của côn văng đã bị đứt. Điều bạn cần làm lúc đó là thay thế côn mới ngay nhé.

- Máy đầm cóc khi vận hành nổ không được ổn định. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm tra lại các bộ chế hòa khí. Đồng thời kiểm tra lại các dây dẫn xăng chính, dây dẫn xăng phụ. Việc này cũng là để xem xem dầu máy đã được sử dụng theo đúng tiêu chuẩn quy định hay chưa.

Trên đây là một vài thông tin về máy đầm cóc mà mình muốn chia sẻ cho các bạn. Hi vọng nó sẽ thật hữu ích cho các bạn trong quá trình sử dụng thiết bị này nhé.

Xem thêm: Quy trình vận hành máy đầm cóc chạy động cơ xăng

-------------------------------------

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ATL VIỆT NAM 

Trụ sở: Số 219 Đường Nguyễn Xiển - Phường Hạ  Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện Thoại : 0242 266 4333 Fax: 024 3783 6284

Hotline: 0973.393.888 or 0984.087.833

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN
0973 393 888