-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn cách sử dụng máy đầm dùi chi tiết nhất
13/01/2021
Với lĩnh vực xây dựng, người ta đã áp dụng nhiều loại máy móc công nghệ phát triển. Giúp cho công việc trở nên nhanh chóng, đơn giản và tối giản sức lao động của con người. Trong đó phải nói đến Máy Đầm Dùi bê tông. Mặc dù đã khá quen thuộc nhưng có lẽ nhiều anh em kỹ thuật xây dựng vẫn đang tìm hiểu cách sử dụng loại máy này. Hôm nay, Kho Điện Máy sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy đầm dùi bên tông đúng chuẩn, an toàn, hiệu quả.
Công dụng của máy đầm dùi bê tông
Nén chặt bê tông là công đoạn thiết yếu trong quá trình thi công mỗi công trình. Có thể nói bê tông không được nén chặt, chắc chắn thì công trình cũng khó đảm bảo được sự vững trãi. Nền bê tông yếu có thể phá hủy, gây sụp đổ công trình bất cứ lúc nào. Vậy mới nói việc làm chặt bê tông là cực kỳ quan trọng và không thể bỏ qua.
Đối với trước đây, khi máy đầm dùi chưa xuất hiện, người công nhân phải lấy cây chọc chọc, gõ gõ để khối bê tông chặt lại. Bê tông đặc quánh nên công đoạn nén thủ công tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Còn hiện nay, máy đầm dùi là trợ thủ đắc lực, khắc phục khó khăn trước đây. Máy đầm dùi bê tông giúp cho khối bê tông đông cứng nhanh hơn, kết chặt lại. Khi tháo dỡ cốt pha sẽ thu được khối bê tông rắn chắc, chất lượng bê tông được tăng cao, tạo ra sự vững chắc cho công trình.
Máy đầm dùi bê tông có 2 loại, đó là máy đầm dùi chạy xăng và máy đầm dùi chạy điện.
Cách sử dụng máy đầm dùi bê tông hiệu quả
Cách sử dụng máy đầm dùi bê tông đầm sàn
Trong công trình, yêu cầu thi công dầm sàn có chiều cao lớn nên không thể đổ trực tiếp bê tông theo cách thông thường mà phải đổ từng lớp một. Trước khi đầm cần phải cào, san trải bê tông cho đều. Và theo nguyên tắc cào đến đâu thì sử dụng máy đầm dùi bê tông đến đấy. Vì bê tông mới đổ sẽ bị nhanh đông cứng khiến cho bề mặt không được đẹp, phẳng và làm giảm độ kết dính giữa các lớp. Khi đầm mặt phải kéo từ từ, dải chồng lên nhau 5 – 10cm, thời gian đầm ở một chỗ khoảng 30 – 50s. Nếu bề mặt đầm có độ dày lớn hơn 25 cm thì cần sử dụng máy đầm dùi có công suất lớn hơn.
Cách sử dụng máy đầm dùi đổ bê tông vách, cột
Tiến hành đổ bê tông chân cột và chân vách lớp vê tông có chiều cao khoảng 30 – 40cm rồi lần lượt đầm cho thật kỹ. Sau đó đổ thêm các lớp bê tông tiếp theo dày từ 60 – 80cm cho đến khi đạt độ cao mong muốn.
Khi vừa đổ bê tông xong thì đưa dây chày đầm cắm vào lớp trước khoảng 20cm. Tới khi thấy nước bê tông nổi đều trên bề mặt thì ngưng đầm và tiếp tục đổ lớp tiếp theo. Lưu ý, không nên đầm quá lâu bởi nó khiến bê tông bị se và ảnh hưởng đến chất lượng cốt pha. Thời gian đẩm chỉ khoảng 20 – 40s.
Cách sử dụng máy đầm dùi bê tông cầu thang
Đây là hạng mục khó nhất trong công tác đầu bê tông bởi cầu thang là nơi rất dễ xuất hiện rổ bê tông. Do đó cần thận trọng khi đổ và đầm bê tông tại đây. Trong quá trình đầm cần kết hợp song song việc cào vuốt bê tông nhằm hạn chế bê tông bị chảy. Khi bê tông đã ổn định và đông lại thì sử dụng cây búa, gõ lên bề mặt cốt pha để kiểm tra chất lượng cầu thang đã đạt hay chưa.
Lưu ý chung khi sử dụng máy đầm dùi là góc đầm bê tông tối ưu là 90 độ, vuông góc với mặt bê tông. Nếu góc đầm nghiêng sẽ khiến cho bê tông bị phân tầng. Nên đầm bắt đều từ chỗ đổ bê tông sau đó lan dần ra các phía.
XEM THÊM: Những loại máy đầm được sử dụng phổ biến hiện nay
Trên đây là hướng dẫn cách sử dụng máy đầm dùi chuẩn, an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Để có thể lựa chọn được những dòng sản phẩm phù hợp nhất. Quý khách hàng, vui lòng liên hệ ngay với Kho điện Máy Việt Nam.
_______________________
KHO ĐIỆN MÁY VIỆT NAM
Trụ sở: Số 219 Đường Nguyễn Xiển - Phường Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện Thoại : 0242 266 4333| Fax: 024 3783 6284
Hotline: 0973.393.888 - 0984.087.833
Website: https://khodienmay.net.vn/
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.